Nikaya - Tiểu Bộ 10 -Tiền Thân 1.1 Icon

Nikaya - Tiểu Bộ 10 -Tiền Thân

Tiểu Vũ Books & Reference
0
0 Ratings
2K+
Downloads
1.1
version
Dec 30, 2015
release date
3.4 MB
file size
Free
Download

About Nikaya - Tiểu Bộ 10 -Tiền Thân Android App

Tập Jàtaka (Bổn Sanh hay chuyện Tiền Thân) là tập thứ 10 trong bộ Tiểu Bộ Kinh.
Theo tập Jàtaka bằng chữ Pàli, có 547 mẫu chuyện (Jàtaka I, trang 596). Nhưng, ở bản dịch tiếng Anh ghi là 550 chuyện, chia thành 22 chương (Nipàta). Phân loại này phần lớn dựa trên số kệ (gàthà) trong mỗi chuyện. Ví như chương một có 150 mẫu chuyện, mỗi mẫu chuyện có một bài kệ. Chương hai gồm 100 mẫu chuyện, mỗi mẫu chuyện có hai bài kệ. Chương ba, chương bốn, mỗi chương gồm 50 chuyện, mỗi chuyện có ba và bốn bài kệ. Cho đến chương hai mươi mốt có 5 câu chuyện, mỗi chuyện có 80 bài kệ. Chương hai mươi hai có 10 câu chuyện, với một số kệ nhiều hơn. Mỗi Jàtaka (Bổn Sanh) gồm có bốn phần:

1) PACCUPPANNA-VATTHU: Câu chuyện hiện tại, một câu chuyện được xem là xảy ra trong thời đức Phật tại thế, nên gọi là câu chuyện hiện tại, và vì câu chuyện này, đức Phật kể ra một câu chuyện quá khứ.

2) ATITAVATTHU: Câu chuyện quá khứ, có liên hệ đến những nhân vật trong câu chuyện hiện tại. Trong câu chuyện quá khứ, luôn luôn có sự hiện diện của Bồ Tát (là Tiền thân của đức Phật) trong một vai trò nào đó. Có một hay nhiều bài kệ, khi thì do Bồ Tát nói, khi thì do đức Phật nói, phần lớn dưới hình thức một bài dạy đạo đức.

3) VEYYÀKARANÀ: Giải thích bài kệ hay một vài danh từ trong câu chuyện quá khứ.

4) SAMODHÀNA: Phần kết hợp, Đức Phật kết hợp hai mẫu chuyện hiện tại và quá khứ, có khi thêm một bài thuyết pháp, kết quả của bài ấy và cuối cùng là phần nhận diện Bổn Sanh, chỉ rõ sự liên hệ giữa những nhân vật chính trong hai câu chuyện quá khứ và hiện tại.

....

Tuy vậy, chúng ta phải xác nhận rằng nền văn học Phật giáo Jàtaka này đã tác dụng rất lớn, ảnh hưởng đến sự truyền bá đạo Phật, trong quá khứ cũng như trong hiện tại, ở Ấn Độ cũng như ngoài Ấn Độ, không những trong lãnh vực văn học mà còn lan đến lãnh vực nghệ thuật, kiến trúc, đời sống xã hội nhân dân, v.v...

Trước hết, một số mẫu chuyện Jàtaka được khắc trên những tác phẩm điêu khắc tại các chùa, các tháp như ở Sanchi, ở Amaravati, đặc biệt Bharhut, Ấn Độ. Tại đấy, tên các Jàtaka được khắc rõ ràng. Ngày nay, một số công trình điêu khắc ấy vẫn còn được giữ khá nguyên vẹn tại các di tích Phật giáo Ấn Độ. Những công trình điêu khắc ấy chứng tỏ các câu chuyện tiền thân đã được biết đến rất nhiều vào thế kỷ thứ ba trước kỷ nguyên. Pháp Hiển, nhà chiêm bái Trung Quốc, khi đến thăm Tích Lan vào thế kỷ thứ tư sau kỷ nguyên, đã chứng kiến tại ngôi chùa Abhayagiri, sự trình diễn năm trăm chuyện tiền thân của đức Phật, khi Ngài còn là Bồ Tát, dưới hình thức con voi, con nai, v.v... Chúng tôi khi còn ở Tích Lan, nhân ngày Phật Đản có chứng kiến các tấm Pandal rất lớn, về các mẫu chuyện Jàtaka để dân chúng đến xem và chiêm ngưỡng. Và tại các Pandal ấy, có diễn xuất các vở kịch mẫu chuyện Jàtaka nữa. Vì vậy, ngày lễ Phật Đản ở Tích Lan là ngày mà rất đông dân chúng đi từ Pandal này qua Pandal khác, vừa dự lễ, vừa xem diễn các vở kịch về Jàtaka; dân chúng vui chơi một đêm trong ngày hội lớn. Các mẫu chuyện này cũng được dùng làm đề tài thuyết pháp trong các dịp lễ, dân chúng đến nghe suốt đêm, nghe các vị sư Tích Lan kể chuyện tiền thân Jàtaka mà không biết mệt.

Một ảnh hưởng nữa mà các câu chuyện này đem lại, nhất là các mẫu chuyện về súc vật, nhiều khi vượt qua biên giới tôn giáo Ấn Độ và trở thành những chuyện cổ tích dân gian, nửa thần thoại, nửa thực tế, không lệ thuộc tôn giáo này hay xứ sở nào. Chúng tôi tin rằng có một số chuyện cổ tích Việt Nam được bắt nguồn từ những chuyện Jàtaka này như chuyện Tấm Cám chẳng hạn. Những mẫu chuyện cổ tích này đã trở thành gia tài chung của nền văn hóa dân gian, phản ảnh được những tính chất bình thường của dân chúng, dưới mọi chân trời, trong đời sống hằng ngày của dân chúng, khi phải tiếp xúc với những gì hay, hoặc xấu của cuộc đời. Chính vì vậy mà các tập Jàtaka này rất được phổ biến, không những trong giới Phật tử mà còn lan tràn khắp mọi địa phương, mọi dân tộc.

Other Information:

Requires Android:
Android 4.0+ (Ice Cream Sandwich, API 14)
Other Sources:

Download

This version of Nikaya Android App comes with one universal variant which will work on all the Android devices.

Variant
2
(Dec 30, 2015)
Architecture
Unlimited
Minimum OS
Android 4.0+ (Ice Cream Sandwich, API 14)
Screen DPI
nodpi (all screens)

All Versions

If you are looking to download other versions of Nikaya Android App, We have 3 versions in our database. Please select one of them below to download.

Loading..